Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Làm sao để tìm hợp âm khi không có bản nhạc trong guitar đệm hát

Nếu bạn không có một bản nhạc của bài hát hiện tại trong tay. Vậy làm cách nào để bạn có thể tìm ra hợp và và đệm hát cho bài hát đó. Hãy tham khảo cách làm sau đây nhé.

Đa số những người học đàn guitar đều mong muốn một ngày nào đó mình có thể tự do trong việc đêm đàn guitar. Không cần phụ thuộc vào Tab nữa mà chỉ đơn giản là cảm âm. Tuy nhiên đây là một vấn đề khá phức tạp bởi nó đòi hỏi ngoài kỹ thuật nhạc lý cơ bản bạn cần có một chút năng khiếu thì mới có thể làm điều này một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, tuy khó nhưng không phải không thể. Sau đây là một số mẹo mà những người đi trước truyền lại, có thể giúp bạn cải thiện được phần nào kỹ năng hiện tại cửa bạn.

Trước hết bạn cần nắm bắt rõ về các điệu cơ bản mà các bài hát thường dùng. Yêu cầu là khi bạn nghe nghe một bài hát bất kỹ bạn phải biết đó là điệu gì. Bạn phải tập làm điều này trước tiên khi muốn tiến xa hơn bởi nó quyết định hầu như phần lớn bài hát mà bạn đang đệm. Hãy tập nghe nhiều nhé bạn sẽ biết được nhiều điệu hơn.

Các điệu phổ biến trong guitar
Bước kế tiếp bạn hãy tìm xem bài này tông Trưởng hay Thứ : Một bài hát chỉ viết theo âm Trưởng hay âm Thứ.
Có một vài kinh nghiệm được chia sẻ lại tuy nó không đúng hoàn toàn 100% nhưng cũng khá đúng đó là sự khác nhau ở âm trưởng và âm thứ là âm Trưởng thì hùng mạnh, âm Thứ thì yếu (nhạc buồn Việt Nam thường là âm Thứ, còn những bài quốc ca thì thường âm Trưởng).

Một phương pháp mò chính xác hơn là hiểu sơ về nhạc lý rồi áp dụng cho mấy nốt đầu của bài hát (tuy mình khg có nốt nhạc, mình sẽ chơi đàn thử vài nốt để thử âm cho bài hát). Cách mò này sẽ giúp bạn tìm hợp âm chính của bài hát như Đô Trưởng hay La Thứ (sẽ giải thích thêm trong đoạn sau). Điển hình cho quá trình thứ 1 này là bạn thường thấy mấy nhạc sĩ hay chơi thử vài nốt khi 1 ca sĩ yêu cầu 1 bài hát lạ.

Khi bạn đã có hợp âm chính, bạn mò thêm 2 hợp âm phụ theo phương pháp I-IV-V.(Bạn đã biết rõ về cách tìm một hợp âm trong một bản nhạc) .Xin nhắc lại đây là 3 hợp âm phổ thông mà thôi. Sẽ có những bài hát họ chuyển tông giữa bài như khúc chót của bài Trả Lại Em Yêu nhạc sĩ Phạm Duy đã nâng âm thanh cao hơn trong mấy câu cuối. Có bài sẽ thêm vào những hợp âm quãng 7 hay những hợp âm khác để thêm phần phong phú và thú vị cho bài hát. Có bài nhét thêm phần Thăng hay Giảm ở giữ bài (nhìn ký hiệu Thăng Giảm), có bài chuyển từ âm Thứ sang âm Trưởng vân vân. Tìm những tông hay âm điệu thay đổi này thì bạn cần hiểu rành về nhạc lý (xin phép không giảng giải trong khuôn khổ bài này).

Chẳng hạn một bài đơn giản không có Thăng hay Giáng thì nó sẽ có tông Đô trưởng hay La thứ. Hợp âm Đô trưởng theo nhạc lý gồm có nốt Đô, Mi và Sol. Bạn chơi thử vài nốt nếu thấy thích hợp với cách bấm và có những nốt trên thì bài này âm Trưởng. Nếu Đô Trưởng không hợp, bạn bấm thử hợp âm La thứ sẽ thấy nó thích hợp hơn và bài này là âm Thứ.

Chằng hạn bạn thử mò gam, hợp âm của câu hát sau đây:

Không…. Không… tôi không Còn yêu em Nữa
Giòng nhạc trên có những nhịp điệu nhấn mạnh ở những chữ tôi viết đậm. Ngay chữ Không thứ nhất, nếu bạn chơi thử tông C Trưởng thì nghe chướng tai lắm, thử tông /gam Am La Thứ thì thích hợp hơn. Đến chữ Không thứ nhì thì đổi thử hai gam phụ E7 hoặc Dm thấy khg thích hợp vậy giữ gamme Am là hợp cách nhất. Sau đó đến chữ Còn thì giọng nhạc yếu hẳn đi, tức là họ đã đổi tông. Nếu bạn thử gamme Dm và E7 thì sẽ thấy gamme E7 rất hợp cách. Sau đó đến chữ Nữa thì bạn thử tìm sẽ thấy trở lại gam Am. Xin bạn thử chơi nhé:
Không! (Am) Không! Tôi không còn yêu anh nữa
Không! (Dm) Không! Tôi không còn (E7) yêu anh nữa (Am)
Không! (E7) Không! Tôi không còn (Dm)
Tôi không còn yêu anh nữa (E7) anh ơi! (Am)
Tình đời thay trắng đổi đen (Dm)
Tình đời (G7) còn lắm bon chen (C)
Tình đời (F) còn lắm đam mê (E7)
nên tình còn lắm ê chề (Am)
Tình mình có nghĩa gì đâu (Dm)
Tình mình (G7) đã lắm thương đau (C)
Tình mình (F) gian dối cho nhau (E7)
Thôi đành hẹn lại kiếp sau (Am)
Không! (Am) Không! Tôi không còn tôi không còn yêu anh nữa
Không! (Dm) Không! Tôi không còn (E7) tôi không còn yêu anh nữa (Am)
Không! (E7) Không! Tôi không còn (Dm),
Tôi không còn yêu anh nữa (E7) anh ơi (Am)

Trong 1 bài hát, tác giả chỉ đề nghị 1 tông như Đô Trưởng. Vì phải viết thành 1 bản nhạc nên họ phải ghi xuống những ký hiệu, vì vậy họ sẽ chọn 1 âm điệu (Tango, Chachacha v.v.) và những nốt nhạc (vì vậy mình sẽ có 1 tông hay 1 gam nào đó) . Sau đó người chơi nhạc được toàn quyền nâng cao hơn như 1 nấc cao hơn thành Đô thăng trưởng hay 2 nấc cao hơn thành Re Trưởng) hoặc 1 nấc thấp hơn thành Si Trưởng hay 2 nấc thấp hơn thành La thăng Trưởng. Người chơi nhạc cần chọn tông nào thích hợp với giọng của ca sĩ rồi sẽ lấy hợp âm đó làm hợp âm chính mà chọn 2 hợp âm phụ theo đoạn số 2 trên. Nguyên tắc nâng cấp là Do -> Re -> Mi -> Fa -> Sol -> La -> Si – > Do và tiếp tục. Những gam này cách nhau 2 nấc, trừ 2 trường hôp Mi-> Fa và Si->Do chỉ có 1 nấc mà thôi. Trong những gam cách nhau 2 nấc thì khi chuyển 1 nấc mình sẽ có Gam Thăng.
Đây thực sự là một kỹ năng bạn cần phải rèn luyện khá nhiều đấy. Hãy chịu khó nghe thật nhiều bạn sẽ luyện dần cho mình kỹ năng cảm âm tốt nhé.

TƯ VẤN HỌC ĐÀN TẠI NHÀ: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Website: https://hocdanguitar.edu.vn

Bài viết liên quan

Cần học Guitar tại nhà
Bạn đang có nhu cầu học Guitar tại nhà? Thật ra thì hiện nay việc học một loại nhạc cụ…
Học Guitar tại nhà
Hiện nay, việc học nhạc cụ nói chung và đàn Guitar nói riêng đang dần trở nên khá phổ biến,…
Cần học đàn Guitar tại quận 12
Âm nhạc được xem là món quà tinh thần dành cho tất cả mọi người bởi bất kì ai từ…
Cần học đàn Guitar tại quận 11
Hiện nay, âm nhạc được xem là một trong những vật dụng tinh thần mang lại lợi ích cực lớn…
Cần học đàn Guitar tại quận 10
Âm nhạc ngày nay là lĩnh vực với sự bùng nổ tăng lên đáng kinh ngạc, vì do nhu cầu…
Cần học đàn Guitar tại quận 10
Cuộc sống sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa nếu không có âm nhạc, có thể nói việc thả hồn vào những…