Khi mua đàn Guitar các bạn thường quan tâm tới giá cả nhiều hơn mà chưa hề quan tâm tới chất liệu làm nên đàn. Đó là một điều sai sốt khá lớn, vì gỗ để làm nên chiếc đàn guitar ảnh hưởng rất nhiều đến chất âm của đàn. Các bộ phận của đàn guitar thường được làm từ gỗ đó là thân đàn – nơi phần lớn các âm thanh được cộng hưởng và phát ra, cổ đàn, cần đàn. Các loại gỗ được sử dụng chế tạo nên các bộ phận của đàn guitar có ảnh hưởng đến âm thanh, khối lượng, giai điệu và hình dáng của đàn guitar, vì thế là nó rất quan trọng trong quá trình chế tạo đàn và chơi đàn.
Dưới đây là một số loại gỗ mà những nhà sản xuất lớn trên thế giới thường dùng để làm thân đàn guitar điện:
Basswood – (Gỗ Đoạn):
Gỗ Đoạn là loại Gỗ mềm với vân gỗ sát nhau, giá thành lại rẻ và dễ dàng xử lý. Do tính chất mềm của nó nên tần cao bị hạn chết tuy nhiên lại mượt mà. Dùng phím có cạnh bén sẽ giúp âm thanh phát ra tốt hơn. Các tần âm thấp hơn được phát ra mềm mại, trọng lượng nhẹ, nhưng không có chiều sâu, rất thích hợp cho các Guitar điển hình như Guitar lead, các âm bội phức tập được ngắt hết theo tần cao để lại cho nó một âm sắc chủ yếu
Ghi chú: các xưởng đàn tại Nhật Bản như Ibanez dường như lấy những màu vàng nhạt, trong khi những xưởng khác tại Châu Á thì lấy các mảnh Gỗ hơi vàng bị lỗi, vì thế nó có sự khác biệt về âm sắc. Loại gỗ Đoạn tối hơn, rõ ràng hơn thì sẽ cho ra nhiều âm thanh hơn, trong khi đó loại kia thì cho ra âm thanh không hay gì. Phần cuối của âm sắc phát ra hơi cứng làm nổi bật lên sự thiếu sót về các tần số âm thanh.
Alder – Gỗ Tống Quán Sủi:
Gỗ Alder là loại Gỗ nhẹ với nhiều lỗ nhỏ như Basswood, nhưng có vân gỗ xoáy tạo thành các vòng vân cứng cũng như các vùng Gỗ cứng. Hãy tưởng tượng Alder là Gỗ Basswood nhưng có những vân gỗ vòng tròn . Điều này làm nó cứng hơn và tạo ra những âm sắc phức tạp hơn. Nó giữ lại tần âm cao mà Basswood đã làm mềm lại, nhưng cũng mang lại những âm tần thấp. Bạn có một quang phổ âm sắc rộng sẽ thấy Alder có tần âm trung nhỉnh hơn Basswood.
Walnut – Gỗ Hồ Đào:
Là loại Gỗ có vân gỗ giống Gỗ Ash nhưng màu tối hơn, giống Gỗ Mahogany, độ đặc thì như nhau. Gỗ Walnut cứng và đặc hơn so với Mahogany vì thế âm sắc của nó nghe sáng hơn, nhưng các vân gỗ mở làm cho nó có một tần âm trung phức tạp như thể bị vài tần số âm thanh đã bị nén lại vậy, các tần số khác thì bình thường. Khi gảy đàn thì nó có chất âm mũi trong đó, trong khi solo thì nó lại rất thanh. Walnut có nhiều đặc tính rất có lợi khi làm Gỗ guitar, nó mang âm sắc thanh mạnh và tần âm thấp chắc như Ash nhưng tần cao thì mượt mà hơn giống Mahogany, tần trung thì giống Alder. Hạn chế của nó là trọng lượng nặng hơn và âm thanh phát nghe hơi chói. Rất kén Pickup, nên xài pickup gắn sẵn. Thân đàn Walnut sẽ phát ra âm thanh đặc trưng so với các loại Gỗ khác. Một miếng Gỗ nặng sẽ làm tần trung bị giảm và thiếu sức sống, vì thế nên làm thân đàn mỏng với Gỗ Walnut để đó đủ vân Gỗ tạo ra các tần âm sắc hay.
Chú ý: nhìn lại các miếng Gỗ nặng. Trọng lượng nặng không mang lại điều gì ngoại trừ độ vang. Nhưng độ vang thì Walnut đã có thừa.
Koa – Gỗ Koa:
Thân nó trơn nhớt hơn so với Mahogany hay Walnut, nó dày hơn Mahogany nhưng âm thanh không sáng bằng Walnut, vì nó có lớp dầu bên ngoài thân Gỗ. Là loại Gỗ dầu như Rosewood và nó hãm một vài tần cao khi đánh, nhưng rồi độ đặc của nó làm nên một chút chuyện, hãy nghĩ về các tần âm cao nhưng bị nén lại, các tần âm đó không phát ra như tiếng gương bị bể, nhưng lại có mặt ở mọi tần âm, có nhiều từ tần trung trở lên. Hoặc đó là âm thanh cho một người thích âm thanh gốc, hoặc đó là một âm thanh rẻ tiền cho người nào chơi dòng nhạc Blues với các kỹ thuật móc ngón khó.
Chú ý: Gỗ Koa rất hiếm, và nó có trị giá cao thường có giá dao động. Thường mất nhiều tiền để nâng cấp, Gỗ Koa in hoa rất đất, lại càng hiếm được khai thác cho các mục đích sử dụng cao cấp.
Korina (Gỗ Korina):
Korina có thể được xem là “Siêu Gỗ Mahogany” hoặc “Gỗ Mahogany Đắt Đỏ”, các vân gỗ của nó và âm thanh tương tự như Mahogany. Người ta nói nó có tần trung rất ngọt ngào và âm thanh phản hồi nhanh hơn. Mặc dù các đường vân trông giống nhưng nó lại ít đặc hơn, vì thế nếu nó nặng hơn nhưng cùng một size với Gỗ Mahogany thì nó dễ bị thấm nước hơn.
Chú ý: Hiếm khi được sử dụng vì nó mắc hơn Mahogany. Trị giá của Gỗ Korina thường phản ánh điều này, đó là cộng thêm một chút chi phí xử lý.
Hard Maple – Gỗ Thích Cứng:
Loại Gỗ này biết “la lớn lên” với tần âm trung và tần cao rất sáng, đanh nhưng âm trầm lại nhẹ. Nếu gắn Pickup thì âm trầm sẽ nghe hay hơn nhưng nếu kết hợp với nhau thì sẽ không hay.
Spruce – Gỗ Vân Sam:
Sờ vào thì có vẻ mềm nhưng xét tổng quát, độ đặc nhìn chung là rất cứng. Giống như Alder, nó là loại Gỗ có khung sườn cứng nhưng thịt thì lại mềm. Vì thế trong một thân cứng, nó sẽ tạo ra âm thanh rất cứng, tần trung mở nhưng vẫn giữ lại âm sắc cao, nó có hậu âm rất trầm và tốt. Với đặc tính âm thanh có độ đặc thấp, nó không nhận được nhiều tần trung giống Basswood. Tần trung chỉ mạnh và ở giữa khoảng tần thấp và cao thanh. Đương nhiên nhìn chung thì âm sắc thân đàn vẫn được chấp nhận vì có tần số đầy đủ.
Chú ý: Rất hiếm khi sử dụng vì tính chất mềm của nó đòi hỏi xử lý mất công hơn hoặc phải có lưng cứng như dòng đàn Parkers. Dòng đàn Parker không phải là đại diện âm thanh tốt nhất của đàn Guitar có thân làm bằng Gỗ Spruce kể từ khi có nhiều phương pháp lắp ráp độc nhất được sử dụng trong công ty Parker. Kết hợp tốt với lưng làm bằng vẹc-nia, để bù lại khoảng âm bạn mất khi xử lý cần đàn.
Lacewood – Gỗ Lacewood:
Lacewood là loại Gỗ thực sự đặc. Khung sườn có màu kỳ lạ nhưng lại cứng giống như Koa và Walnut, và bên trong được phân chia ra màu vàng nhạt, hơi xám giống Alder. Độ đặc khác lạ của nó phát ra nhiều âm sắc khác nhau khi kết hợp các loại Gỗ khác nhau, âm sắc nó sáng hơn Alder và dày hơn Gỗ Maple cứng.
Chú ý: Gỗ này rất khó xử lý, bởi vì nhiều phần Gỗ thấm nước khác nhau, sơn đầu hoặc lớp poly dày sẽ tốt hơn sơn acrylic và nitro, lớp sơn sẽ chìm theo thời gian qua theo các vân gỗ.
Ngoài ra: Là loại Gỗ thích hợp cho các tần âm trầm rộng hơn. Đặc tính dày “nhân hai” của Gỗ này làm cho nó có khung sườn chắc chắn, giữ lại các nốt trầm chặt hơn. Không có sự thay đổi gì nhiều giữa các dây đàn cao nốt hơn vì có những phần Gỗ mềm hơn tạo nên độ ấm của âm sắc.
Với uy tín và trách nhiệm, hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp gia sư dạy đàn Guitar tại nhà cho học viên , Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ chúng tôi sẽ giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê của bạn với cây đàn Guitar. Mọi chi tiết cần học đàn Guitar tại nhà xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn
TRUNG TÂM TÀI NĂNG TRẺ – NHẬN DẠY ĐÀN GUITAR TẠI NHÀ
HOTLINE : 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
Website : https://hocdanguitar.edu.vn/
Email : giasutainangtre.vn@gmail.com – info@giasutainangtre.vn
Từ khóa tìm kiếm: dạy đàn guitar tại nhà, day dan guitar tai nha, hoc dan guitar tai nha, học đàn guitar tại nhà, day guitar tai hcm, trung tam guitar